
Trong suốt thời gian công tác tại Bệnh viện, tôi đã gặp không ít bệnh nhân đến khám với tâm trạng lo lắng khi phát hiện ra máu trong tinh dịch của họ.
Đó là những khoảnh khắc tôi cảm nhận được sự bất an và sợ hãi của người bệnh. Vẫn luôn là những câu hỏi mà sau khi họ đã tra mọi "ngóc ngách" trên Google.
"Liệu đó có phải là dấu hiệu của ung thư hay không Bác sĩ".
Điều mà tôi đã nghe rất nhiều lần, mỗi lần đều phải cẩn thận giải thích và trấn an bệnh nhân của mình.
Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ bất thường nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ Saigon Medicine hoặc tạo tài khoản sau đó đặt câu hỏi tại đây để được ưu tiên giải đáp bởi chuyên gia ngay hôm nay.
Xuất tinh máu là gì?
Xuất tinh máu (hematospermia) là tình trạng tinh dịch có lẫn máu, có thể thay đổi từ màu đỏ tươi, màu máu cá hoặc màu nâu đen, thường khiến nhiều nam giới lo lắng và bất an. Đây được xem là một bệnh lý không phổ biến.
Tỷ lệ mắc thường khó ước tính do bệnh thường tự khỏi mà không điều trị gì. Chiếm tỷ lệ 1/5000 các bệnh lý đường tiết niệu.
Nguyên nhân xuất tinh máu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến xuất tinh máu, bao gồm:
-
Nhiễm trùng: nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục như viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, hoặc viêm niệu đạo có thể gây ra xuất tinh máu.
-
Tổn thương hoặc chấn thương: là nguyên nhân thường gặp do thủ thuật y tế như sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc nội soi niệu đạo bàng quang, hoặc tai nạn có thể gây tổn thương và dẫn đến xuất tinh máu.
-
Thói quen quan hệ tình dục: thời gian kiêng xuất tinh quá dài, thường xuyên kìm hãm xuất tinh, quan hệ tình dục thô bạo.
-
Bất thường giải phẫu: nang túi tinh, nang bầu dục tuyến tiền liệt, nang ống phóng tinh, nang Muller.
-
Bệnh lý mạch máu: các bệnh lý liên quan đến mạch máu như tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch có thể gây ra hiện tượng này.
-
Ung thư: mặc dù hiếm gặp, nhưng ung thư tuyến tiền liệt, túi tinh hoặc niệu đạo cũng có thể là nguyên nhân.
-
Các nguyên nhân khác: các yếu tố khác bao gồm các rối loạn đông máu, xơ gan, bệnh lý mãn tính hoặc do sử dụng một số loại thuốc.
Triệu chứng của xuất tinh máu
Triệu chứng chính của xuất tinh máu là sự hiện diện của máu trong tinh dịch. Tinh dịch có thể có màu hồng, đỏ, nâu hoặc màu rỉ sét. Một số người có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khác, trong khi người khác có thể trải qua các triệu chứng kèm theo như:
-
Đau hoặc khó chịu khi xuất tinh
-
Đau khi đi tiểu
-
Máu trong nước tiểu
-
Đau ở vùng bụng dưới hoặc lưng dưới
-
Sốt hoặc các triệu chứng của nhiễm trùng

Xuất tinh máu là sự hiện diện của máu trong tinh dịch
Khi nào cần đến bác sĩ?
Nếu bạn phát hiện máu trong tinh dịch, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt quan trọng nếu hiện tượng này kéo dài, tái phát, hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như đau dữ dội, sốt cao, hoặc khó tiểu.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán nguyên nhân của xuất tinh máu, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm và kiểm tra, bao gồm:
-
Khám lâm sàng: Kiểm tra tổng quát cơ quan sinh dục và vùng bụng dưới.
-
Xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch: Để tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các tế bào bất thường.
-
Siêu âm hoặc MRI: Để kiểm tra cấu trúc và phát hiện các khối bướu hoặc bất thường.
-
Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các chỉ số viêm hoặc dấu hiệu của bệnh lý mãn tính.
Điều trị xuất tinh máu
Các trường hợp xuất tinh ra máu hầu hết tự khỏi mà không cần điều trị
Điều trị xuất tinh máu phụ thuộc vào nguyên nhân nếu có. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:
-
Thuốc kháng sinh: Được sử dụng nếu xuất tinh máu do nhiễm trùng.
-
Điều trị bệnh lý nền: Như điều trị tăng huyết áp hoặc các rối loạn đông máu.
-
Phẫu thuật: Trong trường hợp có các tổn thương nghiêm trọng hoặc khối bướu cần can thiệp.
-
Theo dõi và kiểm tra định kỳ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ cần theo dõi tình trạng và khuyên bạn kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có biến chứng nghiêm trọng.
Kết luận
Xuất tinh máu là một tình trạng thường gặp và đa phần không nguy hiểm, nhưng không nên coi thường. Việc thăm khám và điều trị kịp thời có thể giúp phát hiện sớm và xử lý các nguyên nhân tiềm ẩn.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Nhận ngay Free Ebook Lắng nghe và cải thiện "xuất binh sớm" được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia của Saigon Medicine khi đăng ký email tại đây.

Bạn cần đăng nhập để bình luận bài viết này