Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm

Saigon Medicine Level 4

Đăng trong: Chiến dịch sỏi thận

5 phút đọc · Ngày 12/07/2025

8

Sỏi thận gây cảm giác đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Trong các phương pháp điều trị, tán sỏi nội soi ống mềm nổi bật với khả năng tiếp cận sỏi ở vị trí khó, ít xâm lấn và tỷ lệ thành công cao. 

 

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lo lắng: “Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm liệu có hiệu quả hay không?” Là một bác sĩ với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tiết niệu tại các bệnh viện hàng đầu Thành phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện An Bình, Bác sĩ Trần Quốc Phong sẽ chia sẻ chi tiết về kỹ thuật này, từ quy trình thực hiện, cảm giác đau, đến cách giảm đau hiệu quả, giúp bệnh nhân an tâm khi lựa chọn phương pháp này.

 

Phương pháp tán sỏi nội soi ống mêm có hiệu quả không? BS Trần Quốc Phong chia sẻ kinh nghiệm
Phương pháp tán sỏi ống mềm liệu có hiệu quả không

 

Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm là gì?

Trong điều trị sỏi tiết niệu, lựa chọn phương pháp phù hợp đóng vai trò then chốt giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Trong số các kỹ thuật hiện đại, nội soi tán sỏi bằng ống mềm đang ngày càng được ưa chuộng nhờ tính linh hoạt, ít xâm lấn và khả năng làm sạch sỏi cao.

Vậy cụ thể phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm là gì và tại sao nên lựa chọn kỹ thuật này trong một số trường hợp? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn để có cái nhìn toàn diện và chính xác.

Phương pháp này thực hiện như thế nào?

Phương pháp nội soi tán sỏi ống mềm sử dụng một ống nội soi mềm, linh hoạt, được luồn qua niệu đạo, bàng quang, đến niệu quản hoặc thận để tiếp cận sỏi. Tia laser Holmium được sử dụng để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ (≤ 2 mm), giúp chúng dễ dàng đào thải qua đường tiểu tự nhiên. 

Trong quá trình tán sỏi, bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản, đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau trong lúc thực hiện.

Tại sao cần đến phương pháp tán sỏi bằng ống mềm

Hiện nay, có nhiều phương pháp tán sỏi thận phù hợp với từng tình trạng bệnh, và mỗi phương pháp có ưu điểm riêng. 

Nếu bệnh nhân được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể, phương pháp này thường chi phí thấp nhưng hiệu quả không cao và chỉ phù hợp với một số loại sỏi nhất định. 

Với sỏi niệu quản, tán sỏi ngược dòng bằng ống bán cứng có thể mang lại hiệu quả tốt. 

Đối với sỏi phức tạp hoặc lớn hơn 2cm, tán sỏi qua da là lựa chọn phù hợp, nhưng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và thời gian hồi phục lâu hơn. 

Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện sỏi thận sớm và tình trạng không quá phức tạp, phương pháp nội soi tán sỏi thận ngược dòng bằng ống mềm sử dụng laser sẽ là lựa chọn tối ưu. Phương pháp này không cần rạch da, không xâm lấn mô thận, giúp tán vụn sỏi hiệu quả và bạn có thể hồi phục nhanh chóng.

Xem thêm: 

Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị

Phương pháp tán sỏi bằng ống mềm có hiệu quả không? Saigon Medicine hỏi - Bác sĩ Trần Quốc Phong tư vấn

Trong quá trình điều trị sỏi tiết niệu, nhiều bệnh nhân bày tỏ sự quan tâm và không ít băn khoăn về tính hiệu quả, mức độ an toàn cũng như quy trình thực hiện của phương pháp tán sỏi nội soi bằng ống mềm.

Nhằm mang đến góc nhìn toàn diện và rõ ràng từ chuyên môn y khoa, Saigon Medicine đã mời Bác sĩ Trần Quốc Phong, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết niệu, chia sẻ và giải đáp các câu hỏi thiết thực mà bệnh nhân thường đặt ra khi thực hiện kỹ thuật tán sỏi bằng ống mềm

Trước phẫu thuật, bệnh nhân cần được chuẩn bị những gì để quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ?

Để quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, trước hết bệnh nhân sẽ được siêu âm, chụp X-quang hoặc CT để xác định kích thước, vị trí và số lượng sỏi. Xét nghiệm máu và nước tiểu cũng được thực hiện để đánh giá chức năng thận và phát hiện nguy cơ nhiễm trùng.

Bác sĩ cần giải thích rõ ràng quy trình, từ việc luồn ống nội soi mềm qua niệu đạo đến cách dùng laser phá sỏi. Bệnh nhân sẽ được gây mê nhẹ hoặc toàn thân, nên không cần lo lắng về đau đớn trong lúc thực hiện. Nếu cần đặt ống stent niệu quản, bác sĩ sẽ nói rõ cho người bệnh hiểu rằng họ có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc buồn tiểu trong vài ngày, giúp họ yên tâm hơn.

Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn tận tình
Bác sĩ giải thích rõ về quy trình tán sỏi để bệnh nhân an tâm hơn

Bệnh nhân nên nhịn ăn từ 6–8 giờ trước phẫu thuật nếu được gây mê toàn thân. Người bệnh nên báo cho bác sĩ nếu đang dùng thuốc chống đông máu hoặc mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp.

Việc hiểu rõ quy trình và chuẩn bị tinh thần tốt sẽ giúp người bệnh bớt hồi hộp và tự tin hơn khi bước vào phẫu thuật.

Trong quá trình tán sỏi nội soi ống mềm, bác sĩ sẽ làm gì để quá trình phẫu thuật trở nên hiệu quả? 

Trong quá trình tán sỏi, bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản, tùy thuộc vào tình trạng sỏi và mức độ lo lắng của người bệnh. Điều này đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau và có thể ngủ nhẹ nhàng trong suốt quá trình.

Ban đầu bác sĩ sẽ đưa một đường dây mỏng qua niệu đạo qua niệu đạo đến niệu quản để dẫn đường cho ống nội soi mềm, tránh làm tổn thương niệu quản.

Kế tới, tia laser sẽ được điều chỉnh với năng lượng thấp để tạo vết nứt nhỏ trên sỏi, sau đó tăng dần để phá sỏi thành mảnh nhỏ mà không gây trầy xước niệu quản.

Bác sĩ sử dụng kỹ thuật bơm rửa với áp lực vừa phải để nhìn rõ sỏi qua nội soi, đồng thời tránh gây áp lực ngược lên thận, giúp bệnh nhân không cảm thấy căng tức.

Sau khi tán sỏi, ống nhựa mềm (stent) được đặt trong niệu quản để giữ đường tiểu thông thoáng, giúp mảnh sỏi nhỏ thoát ra dễ dàng.

Nhờ gây mê và kỹ thuật chính xác, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu trong lúc thực hiện.

Bác sĩ thực hiện tán sỏi nội soi ống mềm cho bệnh nhân
Bác sĩ thực hiện tán sỏi nội soi ống mềm cho bệnh nhân

Mức độ đau sau khi tán sỏi và phương pháp giảm đau của bác sĩ Trần Quốc Phong

Trong 4 tới 6 giờ đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau âm ỉ ở vùng lưng hoặc hông, tương tự cảm giác buồn tiểu. Để giảm cơn đau, khi này người bệnh sẽ được tiêm thuốc giảm đau ngay sau khi phẫu thuật

Trong 24-48 giờ tiếp theo, cơn đau sẽ nhẹ dần, nhưng sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu buốt nhẹ do niệu quản bị kích thích. Nếu đặt stent niệu quản (thường giữ 3–7 ngày), người bệnh có thể cảm thấy buồn tiểu liên tục hoặc đau tức hông từng cơn.

Cơn đau thường biến mất hoàn toàn sau khi rút stent, chỉ có thể cảm thấy khó chịu nhẹ thoáng qua khi rút stent.

So với các phương pháp khác, nội soi ống mềm gây ít đau hơn tán sỏi qua da (vì không rạch da hay xâm lấn mô thận) và ít trầy xước hơn so với nội soi ống cứng. Tuy nhiên, mức độ đau còn phụ thuộc vào ngưỡng đau của từng người.

ĐIỂM NHẤN

Mức độ đau sau khi tán sỏi theo thời gian

  • Trong 4 tới 6 giờ đầu sau phẫu thuật: Bệnh nhân đau âm ỉ ở vùng lưng và hông

  • Trong 24 tới 48 giờ tiếp theo: Cơn đau nhẹ dần, xuất hiện triệu chứng tiểu buốt nhẹ

  • Sau khi rút stent: Cơn đau thường hoàn toàn biến mất, chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ thoáng qua

Những triệu chứng bệnh nhân cần lưu ý và các phương pháp cần thực hiện sau khi tán sỏi

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau để giảm cơn đau của bệnh nhân lại. Tùy vào mức độ đau sẽ kê từng tên thuốc cho phù hợp 

Cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh sỏi thận là cần phải uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để giúp các mảnh sỏi nhỏ trong thận hay đường tiểu dễ dàng được đẩy ra ngoài khi đi tiểu.

Trong 1-2 ngày đầu, nước tiểu của bệnh nhân có thể hơi hồng nhạt vì có chút máu loãng. Nhưng điều này là bình thường, không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu nước tiểu đục hoặc có máu đỏ tươi kéo dài, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Sau 5-7 ngày, bác sĩ sẽ lấy stent (một ống nhỏ đặt trong đường tiểu để hỗ trợ) ra. Việc này diễn ra nhanh, chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân một chút.

Hầu hết mọi người sẽ khỏe lại hoàn toàn sau 5-7 ngày và có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau khi rút stent.

Xem thêm:

Triệu chứng sau khi tán sỏi thận: Những dấu hiệu bạn nên biết

Chế độ ăn uống sau khi thực hiện phẫu thuật

Bệnh nhân không cần phải kiêng cữ nghiêm ngặt, nhưng cần phải lưu tâm tới những điều sau để giữ gìn sức khỏe của bản thân

  • Để giảm nguy cơ hình thành sỏi mới, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau bina, củ cải đường, socola
  • Bệnh nhân cần tránh ăn quá mặn. Mỗi ngày, chỉ nên dùng dưới 5 gam muối, tức là khoảng một muỗng cà phê nhỏ.
  • Người bệnh cần phải ăn nhiều rau xanh, trái cây như cam, chanh để hỗ trợ ngăn ngừa sỏi.
  • Điều quan trọng nhất là phải uống đủ từ 2 tới 3 lít nước mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để sỏi không tái phát

Xem thêm:

Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?

Một số biến chứng liên quan cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật tán sỏi nội soi ống mềm

Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm rất an toàn và hiệu quả, đặc biệt với sỏi 1–2 cm, thế nhưng, vẫn có một số biến chứng hiếm gặp cần lưu ý:

Triệu chứng đau lưng có thể tái xuất hiện trong vòng 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra và, nếu cần thiết, thực hiện nội soi bổ sung nhằm xử lý triệt để.

Nếu bệnh nhân bị sốt cao hoặc rét run, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu và máu để xét nghiệm, sau đó kê kháng sinh phù hợp.

Trong trường hợp xuất hiện tình trạng tiểu buốt kéo dài hoặc đau quặn lưng, mảnh sỏi có thể kẹt trong niệu quản. Khi đó, việc đặt lại stent hoặc tán sỏi lần nữa cho bệnh nhân cần được cân nhắc

Logo Saigon Medicine Lời nhắn từ Saigon Medicine


Hãy liên hệ với bác sĩ khi gặp các vấn đề như đau lưng dữ dội, sốt cao, tiểu buốt kéo dài hoặc không đi tiểu được để được kiểm tra và xử lí kịp thời.

Khi gặp phải biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần phải khám bác sĩ
Cần phải đi khám bác sĩ khi bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm

 

Kết luận:

  • Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm là lựa chọn hiệu quả, ít xâm lấn với tỷ lệ sạch sỏi cao, phù hợp với sỏi kích thước 1–2 cm

  • Mức độ đau trong và sau khi tán sỏi được kiểm soát tốt nhờ gây mê, kỹ thuật luồn ống và bắn laser chính xác.

  • Tư vấn tâm lí trước khi tán sỏi và chăm sóc sau phẫu thuật cho bệnh nhân kĩ đóng vai trò quan trong trong việc giảm lo âu và tăng khả năng phục hồi

  • Nếu bạn đang có những vấn đề về sỏi thận, hãy tham gia phần hỏi đáp trên website hoặc nhóm kín trong group chuyện kín chuẩn y trên facebook để được giải đáp thắc mắc

  • Bạn cũng có thể đăng ký email để nhận thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe và ngăn sỏi quay lại.

Saigon Medicine Level 4

Luôn nỗ lực hết sức để truyền tải kiến thức sức khoẻ tới cộng đồng
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập số điện thoại
Vui lòng nhập địa chỉ
Vui lòng nhập địa chỉ email
Vui lòng nhập nội dung

Bài viết liên quan

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Tất Tần Tật Về Tán Sỏi Thận Ngoài Cơ Thể
Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Tất Tần Tật Về Tán Sỏi Thận Ngoài Cơ Thể

Chiến dịch sỏi thận

Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu

Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu

Ngày 12/07/2025

Sỏi thận không chỉ là những viên sỏi gây đau quặn từng cơn. Nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể âm thầm làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điều đáng lo ngại là ngay cả những viên sỏi nhỏ chỉ vài milimet tưởng chừng “vô hại” vẫn có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến suy thận nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nhiều người từng đi tán sỏi 1–2 lần, tưởng đã “hết bệnh”, nhưng chỉ sau vài tháng, triệu chứng quay lại: đau mỏi thắt lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu, mệt mỏi kéo dài… Nguyên nhân phổ biến đến từ điều trị chưa triệt để, không cá nhân hóa theo cơ địa, hoặc bỏ qua chế độ ăn uống, vận động và theo dõi sau điều trị.

Sỏi thận không thể chữa theo kiểu đối phó hay trông chờ “tán một lần là xong”. Để điều trị hiệu quả và ngăn tái phát, cần có phác đồ bài bản, được theo dõi bởi bác sĩ chuyên sâu và quan trọng nhất là hiểu đúng mức độ nguy hiểm của bệnh từ sớm. Đừng chủ quan, vì bạn chỉ có một đôi thận để sống khỏe.

Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm

Ngày 12/07/2025

Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm

Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị

Ngày 12/07/2025

Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện

Ngày 12/07/2025

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện

Chiến dịch nam khoa

Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Liệu Có Đáng Sợ Như Lời Đồn?

Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Liệu Có Đáng Sợ Như Lời Đồn?

Vừa đăng

Ngại mổ, sợ đau là lý do khiến nhiều nam giới trì hoãn điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh dù đang âm ỉ chịu đau. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, mổ không chỉ giúp hết đau mà còn cải thiện khả năng sinh sản rõ rệt. Bài viết từ ThS.BS Trần Quốc Phong chia sẻ chi tiết các phương pháp phẫu thuật phổ biến, mức độ đau theo từng giai đoạn và hướng dẫn chăm sóc giúp hồi phục nhanh, an toàn, hiệu quả.

Đừng Cắt Bao Quy Đầu Bằng Máy Stapler Nếu Bạn Chưa Biết Những Điều Này

Vừa đăng

Đừng Cắt Bao Quy Đầu Bằng Máy Stapler Nếu Bạn Chưa Biết Những Điều Này

Hãy Cảnh Giác Trước Mọi Kịch Bản Lừa Đảo Cắt Bao Quy Đầu

Vừa đăng

Hãy Cảnh Giác Trước Mọi Kịch Bản Lừa Đảo Cắt Bao Quy Đầu

Phục Hồi Sau Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh

Vừa đăng

Phục Hồi Sau Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh

Bài viết liên quan

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Tất Tần Tật Về Tán Sỏi Thận Ngoài Cơ Thể
Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Tất Tần Tật Về Tán Sỏi Thận Ngoài Cơ Thể
Hỏi đáp tại đây