Tất Tần Tật Về Tán Sỏi Thận Ngoài Cơ Thể

Saigon Medicine Level 4

Đăng trong: Chiến dịch sỏi thận

5 phút đọc · Ngày 12/07/2025

10

Sỏi thận không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những cơn đau quặn thận, tiểu khó, hay thậm chí nhiễm trùng có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi và lo lắng. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp ít xâm lấn, giúp phá vỡ sỏi mà không cần phẫu thuật được nhiều bệnh nhân lựa chọn

 

Bác sĩ Trần Quốc Phong, chuyên gia với gần 10 năm kinh nghiệm tại các bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện An Bình, sẽ giải thích rõ về phương pháp này, từ cách thực hiện, cảm giác trong và sau điều trị, đến cách chăm sóc để đạt hiệu quả tối ưu, giúp bệnh nhân hiểu rõ và yên tâm khi lựa chọn phương pháp này.

 

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể liệu có hiệu quả
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả hay không?

Tổng quan về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp dùng sóng xung kích hội tụ từ bệnh ngoài cơ thể để phá sỏi thành mảnh nhỏ, dễ dàng đi ra qua đường tiểu. 

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không yêu cầu bệnh nhân phải phẫu thuật hay mê toàn thân, chỉ cần thuốc an thần nhẹ hoặc giảm đau, giúp bệnh nhân thoải mái trong quá trình thực hiện.

Vì sao phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp phổ biến khi điều trị sỏi thận

Điểm nhấn

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có ưu điểm: 

  • Bệnh nhân không bị rạch da

  • Khả năng hồi phục nhanh sau điều trị

  • Xuất viện sớm

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có nhược điểm: 

  • Một số loại sỏi không điều trị bằng sóng xung kích 

  • Một số mảnh sỏi lớn kẹt trong niệu quản

  • Sử dụng không đúng cách sẽ gây tụ máu quanh thận

So với các cách khác như nội soi hay mổ, tán sỏi ngoài cơ thể phù hợp với sỏi nhỏ dưới 2 cm. 

Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không bị rạch da, khả năng hồi phục nhanh sau khi điều trị và người bệnh thường chỉ nằm viện một đêm là có thể về ngay. 

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp an toàn, kể cả với người lớn tuổi hoặc có bệnh khác.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm: 

  • Đối với bệnh nhân có sỏi canxi oxalat dày đặc, sỏi cystin, hoặc sỏi struvite sẽ không điều trị bằng phương pháp này vì các loại sỏi trên khó bị vỡ bằng sóng xung kích 
  • Xuất hiện một số mảnh sỏi lớn có thể kẹt trong niệu quản, gây đau hoặc tắc đường tiểu.
  • Sóng xung kích mạnh hoặc nhắm sai có thể gây tụ máu quanh thận hoặc giảm chức năng thận tạm thời.

Việc lựa chọn tán sỏi ngoài cơ thể cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa. Siêu âm, chụp X-quang, và xét nghiệm sẽ giúp xác định phương pháp này có phù hợp với bệnh nhân hay không.

Quy trình thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Bệnh nhân được siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định vị trí và kích thước sỏi. Người bệnh cần nhịn ăn 6–8 tiếng nếu sử dụng thuốc an thần nhẹ. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng thuốc loãng máu hoặc mắc các bệnh lý khác.

Sau đó, người bệnh sẽ nằm trên bàn máy tán sỏi. Sóng xung kích được điều chỉnh từ mức nhẹ đến mạnh để phá vỡ sỏi. Bác sĩ sử dụng siêu âm và X-quang để định vị chính xác viên sỏi. Quy trình tán sỏi kéo dài từ 30 đến 45 phút.

Sau khi điều trị, bệnh nhân được sử dụng thuốc an thần nhẹ hoặc gây tê vùng lưng. Thuốc giúp người bệnh giảm đau và cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT)
Quy trình thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Xem thêm: 

Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả không? Saigon Medicine hỏi - Bác sĩ Trần Quốc Phong tư vấn

Để cho người bệnh có góc nhìn toàn diện hơn về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, Saigon Medicine đã thực hiện phỏng vấn với thạc sĩ bác sĩ Trần Quốc Phong.

Bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân trước, trong và sau khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể để bệnh nhân yên tâm thực hiện buổi điều trị. 

Trước phẫu thuật bệnh nhân cần được chuẩn bị những gì?

Khoảng một giờ trước khi tán sỏi ngoài cơ thể, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau để giảm cảm giác khó chịu và viêm ngay từ đầu.

Bác sĩ Trần Quốc Phong luôn dành thời gian trò chuyện với bệnh nhân, hỏi han về nỗi sợ đau để bệnh nhân bớt căng thẳng, chuẩn bị tâm lí tốt trước khi tán sỏi.

  • Giải thích quy trình một cách gần gũi: Bác sĩ sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để mô tả quy trình thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể. “Bạn sẽ cảm thấy như ai đó gõ nhẹ liên tục vào vùng hông, giống như vỗ nhẹ lên lưng. Cảm giác này chỉ kéo dài khoảng 30–45 phút, và chúng tôi sẽ điều chỉnh để bạn thấy dễ chịu nhất.”  Bệnh nhân sẽ hình dung rõ ràng những gì sẽ xảy ra, từ đó giảm cảm giác bất an
  • Trò chuyện để xoa dịu nỗi sợ: Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ dành 5–10 phút để trò chuyện với người bệnh, hỏi về những lo lắng cụ thể, như sợ đau, sợ biến chứng, hay sợ quy trình kéo dài. “Chúng tôi sẽ bắt đầu với sóng năng lượng thấp để bạn làm quen dần, nên bạn không cần lo lắng về cảm giác đau đột ngột. Cơ thể bạn sẽ thích nghi nhanh chóng.” Bác sĩ sẽ hiểu bạn hơn mà còn tạo cảm giác an tâm, như được một người bạn đồng hành.
  • Chia sẻ kết quả thực tế: Những câu chuyện của những bệnh nhân trước sẽ giúp người bệnh tin tưởng phương pháp này hơn. “80% bệnh nhân có sỏi nhỏ dưới 2 cm sau khi tán sỏi ngoài cơ thể đã hết đau và không bị tái phát trong 6 tháng. Nhiều người còn ngạc nhiên vì quy trình nhẹ nhàng hơn họ nghĩ.”
  • Giải thích mục tiêu điều trị: Khi hiểu rõ mục tiêu của tán sỏi ngoài cơ thể là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe thận, bệnh nhân sẽ cảm thấy động lực hơn để thực hiện. “Chúng tôi thực hiện phương pháp này để phá vỡ sỏi, giúp bạn không còn phải chịu những cơn đau quặn thận nữa và tránh phải phẫu thuật phức tạp.”
Bác sĩ dành thời gian nói chuyện với bệnh nhân trước khi khám
Bác sĩ dành thời gian nói chuyện để chuẩn bị tâm lí cho bệnh nhân trường khi khám

Kinh nghiệm điều chỉnh sóng xung kích khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể

Người bệnh nằm trên bàn máy tán sỏi, thường ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng tùy vị trí sỏi.

Bác sĩ bắt đầu với năng lượng sóng thấp để bệnh nhân làm quen với cảm giác, sau đó tăng dần lên để phá vỡ sỏi. Tần số sóng được điều chỉnh phù hợp để hạn chế tổn thương mô thận.

Thỉnh thoảng bệnh nhân chớp mắt vì cảm giác “rung” hoặc “đập” tại vùng lưng hoặc hông. Nếu dùng năng lượng cao, bệnh nhân có thể nín thở vài giây khi sóng tác động.

Siêu âm và X-quang được sử dụng liên tục để đảm bảo sóng xung kích hội tụ đúng vào sỏi, tránh làm hại các mô xung quanh.

Nếu huyết áp tăng đột ngột hoặc bệnh nhân có hiện tượng giật người, bác sĩ sẽ giảm năng lượng sóng và cho bệnh nhân nghỉ vài phút trước khi tiếp tục.

Triệu chứng của bệnh nhân sau khi tán sỏi

Trong 4 tới 6 giờ đầu, bệnh nhân sẽ cảm giác đau nhẹ ở vùng lưng hoặc hông ở bên tán sỏi, cảm giác tương tự như việc đau mỏi cơ. 

Bệnh nhân có thể trải qua cơn đau quặn ngắn từ 1 tới 2 phút khi mảnh sỏi đi qua niệu quản. Khi này, người bệnh cần nằm nghiêng sang bên đối diện hoặc uống nước nhiều để giảm cảm giác đau

Triệu chứng tiểu buốt nhẹ sau khi tán sỏi từ 24 tới 48 giờ sau khi tán sỏi là triệu chứng bình thường. 

Chăm sóc và theo dõi sau khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Giống như mọi phương pháp khác, sau khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân cần phải: 

  • Uống đủ 2 tới 3 lít nước mỗi ngày để đẩy mảnh sỏi ra ngoài
  • Dành thời gian cho bản thân từ 10 tới 15 phút để đi bộ, tránh nằm lâu 
  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị sỏi thận, hạn chế ăn thức ăn giàu oxalat, giảm muối trong các bữa ăn và hạn chế ăn hải sản; thịt đỏ 
  • Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ 

Xem thêm: 

Bị Sỏi Thận Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi

Riêng với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, còn có một số lưu ý đặc biệt mà bệnh nhân cần biết: 

  • Tránh vận động mạnh sau 24 tiếng kể từ khi thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ
  • Theo dõi các dấu hiệu lạ, nếu nghi ngờ nên gọi hoặc đến phòng khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Logo Saigon Medicine Lời nhắn từ Saigon Medicine


Nếu thấy có những triệu chứng đau quặn lưng dữ dội, tiểu ít hoặc sốt cao sau khi tán sỏi, cần phải liên hệ bác sĩ ngay. Dấu hiệu kể trên có thể là dấu hiệu tắc niệu quản do mảnh sỏi kẹt lại.

Một số biến chứng mà bệnh nhân nên lưu ý sau khi tán sỏi

Dù phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có thể được coi là một phương pháp an toàn, tuy nhiên, vẫn có một số biến chứng mà bệnh nhân cần phải theo dõi:

Bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội ở vùng hông, tiểu máu nhiều, có thể kèm theo sốt trên 38 °C và huyết áp tụt. Khi đó, người bệnh cần đi siêu âm cấp cứu ngay lập tức.

Người bệnh bị tiểu buốt nhiều, đau quặn lưng liên tục, và tiểu ít. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra và có thể đặt ống stent để giảm áp lực.

Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao, rét run, và tiểu buốt dữ dội, cần phải đi xét nghiệm nước tiểu và dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Triệu Chứng Sau Khi Tán Sỏi Thận

Kết luận

  • Tán sỏi ngoài cơ thể là cách an toàn, ít đau, hiệu quả cho sỏi nhỏ dưới 2 cm. 

  • Với kinh nghiệm của bác sĩ Trần Quốc Phong, quy trình tán sỏi ngoài cơ thể được thực hiện cẩn thận, kiểm soát đau tốt và hỗ trợ bạn yên tâm.

  • Nếu bạn đang có những vấn đề về sỏi thận, hãy đặt lịch tư vấn với bác sĩ Trần Quốc Phong để nhận phác đồ điều trị cá nhân hóa, hiệu quả và an toàn.

  • Tham gia phần hỏi đáp trên website hoặc nhóm kín trong group chuyện kín chuẩn y trên facebook để giải đáp các thắc mắc về căn bệnh

Saigon Medicine Level 4

Luôn nỗ lực hết sức để truyền tải kiến thức sức khoẻ tới cộng đồng
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập số điện thoại
Vui lòng nhập địa chỉ
Vui lòng nhập địa chỉ email
Vui lòng nhập nội dung

Bài viết liên quan

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp

Chiến dịch sỏi thận

Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu

Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu

Ngày 12/07/2025

Sỏi thận không chỉ là những viên sỏi gây đau quặn từng cơn. Nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể âm thầm làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điều đáng lo ngại là ngay cả những viên sỏi nhỏ chỉ vài milimet tưởng chừng “vô hại” vẫn có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến suy thận nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nhiều người từng đi tán sỏi 1–2 lần, tưởng đã “hết bệnh”, nhưng chỉ sau vài tháng, triệu chứng quay lại: đau mỏi thắt lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu, mệt mỏi kéo dài… Nguyên nhân phổ biến đến từ điều trị chưa triệt để, không cá nhân hóa theo cơ địa, hoặc bỏ qua chế độ ăn uống, vận động và theo dõi sau điều trị.

Sỏi thận không thể chữa theo kiểu đối phó hay trông chờ “tán một lần là xong”. Để điều trị hiệu quả và ngăn tái phát, cần có phác đồ bài bản, được theo dõi bởi bác sĩ chuyên sâu và quan trọng nhất là hiểu đúng mức độ nguy hiểm của bệnh từ sớm. Đừng chủ quan, vì bạn chỉ có một đôi thận để sống khỏe.

Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm

Ngày 12/07/2025

Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm

Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị

Ngày 12/07/2025

Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện

Ngày 12/07/2025

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện

Chiến dịch nam khoa

Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Liệu Có Đáng Sợ Như Lời Đồn?

Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Liệu Có Đáng Sợ Như Lời Đồn?

Vừa đăng

Ngại mổ, sợ đau là lý do khiến nhiều nam giới trì hoãn điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh dù đang âm ỉ chịu đau. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, mổ không chỉ giúp hết đau mà còn cải thiện khả năng sinh sản rõ rệt. Bài viết từ ThS.BS Trần Quốc Phong chia sẻ chi tiết các phương pháp phẫu thuật phổ biến, mức độ đau theo từng giai đoạn và hướng dẫn chăm sóc giúp hồi phục nhanh, an toàn, hiệu quả.

Đừng Cắt Bao Quy Đầu Bằng Máy Stapler Nếu Bạn Chưa Biết Những Điều Này

Vừa đăng

Đừng Cắt Bao Quy Đầu Bằng Máy Stapler Nếu Bạn Chưa Biết Những Điều Này

Hãy Cảnh Giác Trước Mọi Kịch Bản Lừa Đảo Cắt Bao Quy Đầu

Vừa đăng

Hãy Cảnh Giác Trước Mọi Kịch Bản Lừa Đảo Cắt Bao Quy Đầu

Phục Hồi Sau Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh

Vừa đăng

Phục Hồi Sau Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh

Bài viết liên quan

Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Cách Đẩy Sỏi Thận Ra Ngoài An Toàn: Giải Pháp Toàn Diện
Các Phương Pháp Điều Trị Sỏi Thận & Dự Đoán Chi Phí Điều Trị
Tất tần tật về tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm
Sỏi Thận Không Còn Là Nỗi Lo - Nếu Bạn Điều Trị Đúng Cách Ngay Từ Đầu
Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Nguyên nhân, Phân loại, Triệu chứng
9 Thói Quen Gây Sỏi Thận Thường Gặp
Hỏi đáp tại đây